5/5 - (1 bình chọn)

Tủ điện hạ thế được sử dụng vô cùng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Đây là thiết bị quan trọng, đóng vai trò quản lý, phân chia dòng điện để cung cấp cho các thiết bị điện. Khi thiết kế, lắp đặt đều phải tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo được cho quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi. 

Trong bài viết sau, Thiết bị điện Haky sẽ chia sẻ đến bạn về tiêu chuẩn tủ điện hạ thế mới nhất hiện nay. 

I. Chức năng của tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế có vai trò vô cùng quan trọng
Tủ điện hạ thế có vai trò vô cùng quan trọng

Tủ điện hạ thế có tác dụng bảo vệ, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho sự vận hành của các thiết bị điện trọng yếu trong hệ thống như: thiết bị chuyển mạch, rơ – le, bảng cầu chì, dụng cụ đo chỉ thị,… tránh khỏi các tác động của môi trường cơ học, hóa học.

Bên cạnh đó, tủ điện hạ thế còn hạn chế tối đa những nguy hiểm như bị điện giật trực tiếp hoặc gián tiếp. Lắp tủ điện hạ thế là rất quan trọng và cần thiết khi xây dựng hệ thống điện. 

II. Tiêu chuẩn thiết kế tủ điện hạ thế mới nhất 

Để có những sản phẩm chất lượng và đảm bảo được sự an toàn trong lao động thì nhà sản xuất cần phải tuân thủ các quy định sau về tiêu chuẩn tủ điện hạ thế:

Cần phải tuân theo các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn khi sử dụng tủ điện hạ thế 
Cần phải tuân theo các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn khi sử dụng tủ điện hạ thế

1. Tiêu chuẩn về nguồn điện

Theo tiêu chuẩn tủ điện hạ thế, nguồn điện vào ra phải là nguồn 1 pha 220VAC hoặc 3 pha 380VAC. Dòng điện định mức là: 10 ~ 6300A, dòng cắt 5 ~ 100kA, tần số 50/60Hz.

Không gian trong tủ: Tủ điện hạ thế cần có một không gian đủ sức chứa được các thiết bị cần theo sơ đồ bản vẽ và có kế hoạch đi dây logic để tiết kiệm dây dẫn. Tùy theo nhu cầu và môi trường mà vỏ và cửa tủ điện sẽ có thiết kế phù hợp. 

2. Tiêu chuẩn về kích thước đấu nối và các thành phần

Khi thiết kế tủ điện hạ thế, cần phải lựa chọn dây điện có kích thước và tiết diện dựa trên tải trọng hiện tại. Cùng với đó, ta cần phải đảm bảo rằng mạch có khả năng cung cấp được dòng tải cần thiết, dây điện bảo vệ mạch nên được làm dựa trên kích thước dây. Từ đó sẽ làm giảm đi nguy cơ cháy bằng việc ngăn chặn dây quá nóng. 

Bên cạnh đó, bạn cần phải lựa chọn các thành phần có kích thước phù hợp với yêu cầu chức năng của tủ điện hạ thế, phải có khả năng xử lý được điện áp, tải các yêu cầu hiện tại đáng tin cậy và hoạt động theo yêu cầu.

>>> TRẠM ĐIỆN HẠ THẾ & NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT MỚI NHẤT

3. Tiêu chuẩn về xử lý bảo vệ quá dòng

Theo tiêu chuẩn tủ điện hạ thế, bảo vệ quá dòng có thể đặt trước bảng điều khiển hoặc kết hợp với một thiết bị bảo vệ chính ở trong bảng điều khiển. Tùy vào ứng dụng mà nó còn có thể tích hợp các thiết bị bảo vệ trong tủ điện công nghiệp. 

4. Tiêu chuẩn về thiết bị vận hành

Theo tiêu chuẩn thì tất cả các tủ điện đều cần có một nút dừng khẩn cấp. Cùng với đó, bất kỳ nút khởi động hay nút chuyển nào cũng phải được đặt trực tiếp ở phía trên hoặc bên trái của nút dừng được liên kết.

5. Tiêu chuẩn về nhãn tủ

Các đường dây, thiết bị đầu cuối và thành phần khác trong tủ điện hạ thế đều phải được dán nhãn để tiết kiệm thời gian và giảm khả năng xảy ra lỗi trong khâu kiểm tra, bảo trì định kỳ và sửa chữa. Cùng với đó, nhãn tủ phải đủ bền để chịu được môi trường khắc nghiệt. 

>>> TỦ ĐIỆN DÂN DỤNG LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI 2023

III. Cách lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế

Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng tủ điện hạ thế 
Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng tủ điện hạ thế

Để lắp đặt, sử dụng tủ điện hạ thế, ta cần thực hiện những bước sau: 

– Kiểm tra xung quanh và loại bỏ những vật cản gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành của tủ.

– Hút bụi và vệ sinh tủ.

– Kiểm tra kỹ khả năng cách điện của mạch điều khiển. 

– Vận hành, kiểm tra mạch điện khi chưa bật MCCB cấp nguồn.

– Cấp điện và thử vận hành nhiều thao tác khác nhau.

– Kiểm tra cách điện toàn bộ.

– Nếu như mạch tiếp địa là kiểu TNC thì ta phải tháo cực nối đất trước khi tiến hành đo.

– Đo cách điện với thiết bị chuyên dụng.

– Điện cách trở đo được phải đạt ít nhất là 1000 ohms/V.

– Tiến hành lắp cánh, thân và vỏ tủ.

– Gác lại các thiết bị: khởi động từ, aptomat, đèn báo, đồng hồ, chuyển mạch.

– Tiến hành nối tủ điện theo sơ đồ thiết kế. Các mạch điện phải được đấu nối chi tiết, đường dây đi trong máng gọn gàng, tránh bị rối.

– Kiểm tra và thử nguội trước khi cho điện vào máy thử.

– Hoàn thiện nhãn mác, đóng gói, tiến hành xuất xưởng. 

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về tiêu chuẩn của tủ điện hạ thế cũng như cách lắp đặt, sử dụng chi tiết. Nếu bạn có nhu cầu tìm một đơn vị thiết kế, lắp đặt tủ điện hạ thế uy tín, chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Thiết bị điện Haky qua website: thietbidienhaky.com và website/zalo: 0932.398.236 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *