5/5 - (1 bình chọn)

Ngành công nghiệp điện có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày và lĩnh vực sản xuất. Hệ thống điện công nghiệp đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau như: nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lắp đặt hệ thống điện đạt chuẩn và đảm bảo an toàn. Bài viết sau đây của Thiết bị điện Haky sẽ giúp bạn giải đáp quy trình lắp đặt hệ thống điện bao gồm những bước nào.

Lắp đặt hệ thống điện cần phải đúng quy trình và tuân theo các tiêu chuẩn về điện
Lắp đặt hệ thống điện cần phải đúng quy trình và tuân theo các tiêu chuẩn về điện

I. Hệ thống điện công nghiệp là gì?

Hệ thống điện công nghiệp là hệ thống truyền tải và phân phối điện để các máy móc, thiết bị hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ. Hệ thống này nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện và phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lý và hiệu quả để phục vụ mọi hoạt động trong công nghiệp.

II. Hệ thống điện công nghiệp bao gồm những phần nào?

Hệ thống điện công nghiệp bao gồm nhiều phần và mỗi phần sẽ có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:

Hệ thống trung áp cấp nguồn cho máy biến áp tổng: Đây là bộ phận biến áp dùng để chuyển đổi dòng điện từ mạng lưới điện quốc gia về phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hệ thống này nhằm ổn định dòng điện, thực hiện tăng, giảm điện áp về mức phù hợp để vận hành các máy móc, thiết bị trong nhà xưởng.

Hệ thống tủ điện phân phối: là hệ thống được lắp đặt để quản lý sự lưu thông của nguồn điện trong nhà xưởng nhằm đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị.

Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp: Là hệ thống tủ điện được lắp đặt nhằm bật, tắt nguồn điện cho các thiết bị điện công nghiệp. Tủ điện thường sẽ bao gồm: Ampe kế, Volt kế, cầu chì,… để bảo đảm an toàn khi hoạt động cho các máy móc, thiết bị.

Hệ thống thiết bị công nghiệp: Bao gồm trang thiết bị máy móc tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất (hệ thống dây chuyền sản xuất, gia công, đóng gói…) và các bộ phận sử dụng điện khác (hệ thống chiếu sáng, thông gió, lọc khí…).

Hệ thống điện bao gồm nhiều bộ phận với vai trò khác nhau
Hệ thống điện bao gồm nhiều bộ phận với vai trò khác nhau

>>> QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY MỚI NHẤT 2023

III. Vai trò của hệ thống điện công nghiệp

Hệ thống điện có vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành sản phẩm cho từng doanh nghiệp cụ thể như:

  • Cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng, nâng cao năng suất của các thiết bị. Đảm bảo tính liên tục, không gián đoạn của quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm sức lao động.
  • Giảm chi phí xuống mức thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.
  • Sử dụng kỹ thuật hiện đại vào hệ thống máy móc giúp tiết kiệm thời gian.
  • Giá thành phù hợp với quy trình sản xuất thành phẩm.
  • Thay thế con người thực hiện những điều con người không thể làm thủ công.
Hệ thống điện có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất
Hệ thống điện có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất

IV. Quy trình thi công và lắp đặt hệ thống điện

Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện bao gồm các quy trình sau:

1. Ống điện âm tường

  • Xác định vị trí, độ cao, chiều dài, bề rộng đường cắt trên tường. Sử dụng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí đã xác định.
  • Lắp ống điện, đóng lưới tường vào những đường đã cắt nhằm phòng ngừa nứt tường theo đường ống điện.
  • Nghiệm thu đạt yêu cầu, tiến hành tô tường.

2. Ống điện âm sàn bê tông

  • Dùng sơn làm dấu các vị trí hộp (box) trung gian trên sàn cốt pha đơn thi đơn vị thi công hoàn thành cốt pha sàn.
  • Lót một lớp thép lên sàn sau đó đặt các hộp (box) theo vị trí định trước, dùng ống điện kết nối các hộp lại tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. 
  • Nghiệm thu đạt yêu cầu đường ống, hộp tiến hành đổ bê tông sàn.
  • Khi đổ bê tông sàn phải có người giám sát để xử lý sự cố: dẹp ống, bể ống, mất liên kết…

3. Lắp đặt hệ thống máng cáp.

  • Định vị vị trí lắp các giá đỡ máng cáp
  • Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào các vị trí đã xác định, khoảng cách giữa các giá đỡ máng từ 1,3 – 1,5m.
  • Dùng co xuống và co lên tại các vị trí máng cáp xuống tủ, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí rẽ ngã 3, ngã 4 của hệ thống máng mà phải dùng các phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) được chế tạo tại xưởng để tránh trầy xước cáp điện.
  • Các máng cáp được kết nối với nhau bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn.
  • Lắp máng và chỉnh sửa.

4. Thông ống điện và kéo dây

  • Xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilon luồn vào trong ống điện
  • Sau khi tô trần xong thì tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển của các thiết bị.
  • Dây kéo được làm dấu theo từng tuyến, theo màu và theo pha.

5. Kiểm tra dây và lắp thiết bị

  • Kiểm tra dây có thông mạch, có chạm chập trong quá trình kéo dây không, kiểm tra độ cách điện giữa các dây dẫn, độ rò rỉ dòng điện.
  • Dây an toàn thì tiến hành lắp đặt thiết bị.
  • Sau khi hoàn tất việc lắp đặt thì tiến hành vận hành thử, dùng amper kẹp xác định từng dòng, từng pha sau đó cân chỉnh dòng pha để đảm bảo sự cân bằng pha trong hệ thống.
  • Tủ điện được gắn nhãn, sơ đồ chức năng của từng thiết bị có trong tủ.

6. Tủ điện

  • Vẽ sơ đồ bao gồm vị trí lắp đặt các MCB trong tủ và kích thước tủ.
  • Gia công vỏ tủ theo bảng vẽ được duyệt của chủ đầu tư.
  • Lắp đặt hoàn chỉnh các thiết bị vào trong tủ.
  • Kiểm tra tính cách điện, dòng rò ra ngoài  vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.
  • Lắp đặt tủ vào vị trí và kết nối các đầu cáp ra – vào tủ.
  • Kiểm tra thứ tự các pha và độ an toàn điện

7. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống điện

  • Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả dây dẫn đảm bảo tính an toàn và mỹ thuật của hệ thống.
  • Đóng điện toàn hệ thống theo từng cấp ở chế độ không tải.
  • Cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải theo từng cấp
  • Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật nếu có.
  • Vệ sinh hệ thống.
  • Nghiệm thu và bàn giao hệ thống.
Quy trình lắp đặt phải tuần tự và đảm bảo an toàn
Quy trình lắp đặt phải tuần tự và đảm bảo an toàn

V. Những tiêu chí cần đáp ứng của một hệ thống điện công nghiệp

  • Để đạt nghiệm thu thì hệ thống điện công nghiệp cần phải đạt một số tiêu chí sau:
  • Sự an toàn trong sử dụng: Các thiết bị phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chí về an toàn điện, tránh gây nguy hiểm trong quá trình vận hành, sử dụng.
  • Vận hành hệ thống trôi chảy, hiệu quả: Tiêu chí này sẽ được đánh giá bằng công suất làm việc của toàn hệ thống. Cần đặc biệt tránh những việc gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành: Cần tính toán đúng công suất, quy mô những nơi sử dụng. Sử dụng, bố trí đúng thiết bị tránh lãng phí.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nước: Hệ thống điện cần đảm bảo các tiêu chuẩn như TCVN 7447-5-57: 2010, TCBN 394:2007…

>>> THI CÔNG LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP CHẤT LƯỢNG, UY TÍN, AN TOÀN

VI. Thiết bị điện Haky – Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp hàng đầu

Việc thi công lắp đặt hệ thống điện sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì vậy, cần lựa chọn đơn vị thi công có đủ năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm trong việc thiết kế, lắp đặt đúng quy trình và đáp ứng được các tiêu chí trên.

Thiết bị điện Haky – Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp hàng đầu
Thiết bị điện Haky – Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp hàng đầu

Thiết bị điện Haky là đơn vị thi công lắp đặt hệ thống điện với nhiều năm kinh nghiệm, được khách hàng tin tưởng và lựa chọn bởi sở hữu được đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, đầy đặn kinh nghiệm, luôn có mặt nhanh chóng khi khách hàng có nhu cầu với mức phí tối ưu nhất cho khách hàng.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về quy trình lắp đặt hệ thống điện. Nếu như bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện hoặc cần được tư vấn thêm về quy trình, hãy liên hệ với chúng tôi qua Website: thietbidienhaky.com hoặc Hotline/Zalo: 0932398236 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *