Trạm biến áp là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thống cung cấp điện. Đây là nơi biến đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vậy trạm biến áp và là gì có các loại công suất trạm biến áp nào? Thiết bị điện Haky sẽ chia sẻ với với bạn trong bài viết sau đây.
Table of Contents
I. Trạm biến áp là gì?
Trạm biến áp là thiết bị truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Trạm biến áp còn là nơi đặt máy biến áp cũng như các thiết bị phân phối điện khác để tạo thành một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh cung cấp điện.
II. Cấu tạo của trạm biến áp
Hiện nay, có rất nhiều loại trạm biến áp khác nhau nhưng đều có đặc điểm cấu tạo bộ phận giống nhau như: máy biến áp, dao cách ly, hệ thống thanh cái, hệ thống chống sét nối đất, hệ thống điện tự dùng, khu vực phân phối, khu vực điều hành.
Trạm biến áp bao gồm những thiết bị sau:
- Máy biến áp
- Thiết bị đầu nối: cáp điện, đầu cốt,…
- Khoang trung thế: gồm các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ quá tải máy biến áp, tủ trung thế,…
- Khoang hạ thế: bao gồm cáp hạ thế, hệ thống nối đất, át tổng, thiết bị đóng cắt bảo vệ, thiết bị phụ như đèn báo, van chống sét, công tơ, cầu chì,…
>>> TRẠM BIẾN ÁP HỢP BỘ LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ LƯU Ý LẮP ĐẶT
III. Phân loại trạm biến áp – 08 loại theo các tiêu chí khác nhau
Dựa vào một số yếu tố mà ta có các cách phân loại trạm biến áp như sau:
1. Phân loại theo điện áp
Dựa vào điện áp, người ta phân loại trạm biến áp thành 4 cấp sau:
- Siêu cao áp: Lớn hơn 500 kV
- Cao áp: 66 kV, 110 kV, 220 kV và 500 kV
- Trung áp: 6 kV, 10 kV, 15 kV, 22 kV và 35 kV
- Hạ áp: 0,4 kV, 0,2 kV và điện áp nhỏ hơn 1 kV
2. Phân loại theo điện lực
Theo điện lực, ta có 2 tên trạm biến áp:
- Trạm biến áp trung gian: Nhận mức điện áp từ 220 kV – 35 kV biến đổi thành điện áp 35 kV – 15 kV tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Trạm biến áp phân xưởng/trạm biến áp phân phối: Nhận mức điện áp 35 kV – 6 kV biến đổi thành điện áp 0,4 kV – 0,22 kV. Đây là trạm biến áp được dùng trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà, thường là trạm 22/0,4 kV.
3. Dựa vào mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng, ta chia thành 2 loại trạm biến áp:
- Trạm biến áp ngoài trời: Phù hợp cho các trạm trung gian công suất lớn vì máy biến áp, thiết bị phân phối có kích thước lớn, đủ diện tích để lắp đặt thiết bị này, từ đó tiết kiệm được chi phí xây dựng. Bao gồm các trạm như: Trạm hợp bộ, trạm nền, trạm giàn, trạm treo, trạm kí, trạm trọn bộ,…
- Trạm biến áp trong nhà: Được sử dụng phổ biến, phù hợp để xây dựng và cung cấp điện ở khu vực đô thị đông dân cư. Có kích thước đặt được ở trong nhà, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho những người xung quanh. Có 2 loại trạm biến áp trong nhà là trạm kín và trạm Gis (trạm dùng thiết bị phân phối kín, cách điện bằng khí SF6, có diện tích nhỏ hơn khoảng vài chục lần so với trạm ngoài trời).
IV. Công suất của trạm biến áp
- Gồm các loại máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4 kV, 22/0.4 kV, 10/0,4 kV và 6.3/0.4 kV
- Công suất biểu kiến trạm phổ biến: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 320, 400, 500, 560, 630, 750, 800, 1000, 1250, 1500, 1600, 1800, 2000 và 2500 kVA.
V. Làm thế nào để lựa chọn được trạm biến áp?
Cần xem xét 3 tham số sau để có thể đưa ra yêu cầu cụ thể cho các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công cơ điện:
1. Cần xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm
Trước tiên, cần tính toán trung tâm phụ tải, vị trí đặt trạm để tiết kiệm dây dẫn nhằm hạn chế sụt áp và gây tổn hao công suất của mạng điện. Bên cạnh đó, các yếu tố đảm bảo hàng lang an toàn lưới điện, mỹ quan công trình cũng phải cần được xem xét khi đặt trạm.
2. Xác định số lượng trạm biến áp theo phân loại hộ sử dụng
Số lượng biến áp phụ còn thuộc vào mức độ sử dụng và tính quan trọng của công trình. Có thể chia ra làm 3 mức độ tùy theo hộ dùng điện như sau:
- Hộ loại 1: Là nhóm có ảnh hưởng đến sinh mạng con người hay an ninh quốc gia như bệnh viện, trạm xá, trụ sở cơ quan nhà nước,… Hộ loại 1 cần phải duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, vì vậy cần có 2 máy biến áp trở lên trên 1 trạm, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần công suất trong 6 giờ. Về vấn đề kinh tế, vì quá trình tính toán trạm biến áp cho hộ loại 1 thường dựa vào công suất dự kiến nên thời điểm tải nhỏ nhất có thể nhỏ hơn công suất của 1 máy biến áp. Do đó, quá trình vận hành chỉ cần sử dụng 1 máy biến áp cho toàn bộ tải, tránh tổn hao điện không cần thiết khi dùng 2 máy.
- Hộ loại 2: Có ảnh hưởng về kinh tế tới số đông như nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng, nơi tập trung đông người làm việc (không bao gồm các công trình công cộng). Hộ loại 1 cần ít nhất 1 máy biến áp trên 1 trạm.
- Hộ loại 3: Thường là gia đình, cá thể, tư nhân. Hộ loại này nếu xảy ra mất điện sẽ ít gây ảnh hưởng đến kinh tế nói chung nên có thể cắt điện để sửa chữa. Hộ loại 3 thường sử dụng chung 1 máy biến áp tại mỗi trạm điện như khu dân cư.
3. Ba cách xác định công suất của trạm biến áp
Có nhiều cách để tính toán công suất điện, trong đó có 3 cách sau được dùng phổ biến nhất:
- Cách 1: Tùy theo diện tích và nhu cầu sử dụng.
- Cách 2: Dựa vào sản lượng hằng năm một sản phẩm trên một kW tiêu thụ điện.
- Cách 3: Theo công suất đặt, hệ số nhu cầu căn cứ danh sách thiết bị tiêu thụ điện cụ thể đã, đang và sẽ có nhu cầu sử dụng.
>>> TRẠM BIẾN ÁP GIÀN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT & LƯU Ý LẮP ĐẶT
VI. Lưu ý về vị trí khi đặt trạm biến áp
Khi lắp đặt trạm biến áp, cần phải lưu ý một số điều sau để lựa chọn vị trí phù hợp:
1. Mục đích sử dụng
Khi lắp đặt trạm biến áp, cần ưu tiên đặt gần nơi phát nguồn điện hay thiết bị tiêu thụ vì trạm biến áp sử dụng liên tục, mức điện áp đầu vào đầu ra nhiều nên cần phải lắp đặt ở nơi thoáng đãng, xa khu dân cư để giảm điện năng, tăng tuổi thọ cho máy và các thiết bị trong trạm.
2. Địa hình đặt trạm
Trạm biến áp cần phải được đặt ở nơi bằng phẳng, cao để để tránh ngập úng nước. Hệ thống thoát nước ở trong và xung quanh nơi đặt trạm biến áp cần đồng bộ với toàn bộ hạ tầng đặt trạm. Vị trí đặt trạm cần thuận tiện cho quá trình sử dụng, vận hành, sửa chữa.
3. Không khí ở nơi đặt trạm
Không khí chứa bụi kim loại, acid hoặc kiềm, bị ô nhiễm,… là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của máy biến áp. Nếu bụi có tính acid hoặc kiềm sẽ ăn mòn vỏ của máy biến áp, có khả năng phá hủy lớp sơn cách điện bên ngoài dẫn đến việc không an toàn cho thiết bị.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các thông tin về trạm biến áp cũng như các loại công suất trạm biến áp. Nếu bạn muốn tìm một đơn vị uy tín để thiết kế, thi công hay sửa chữa trạm biến áp thì hãy liên hệ ngay với Thiết bị điện Haky qua website thietbidienhaky.com hoặc hotline/zalo: 0932398236 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.