5/5 - (1 bình chọn)

Bộ chuyển nguồn tự động ATS (hay còn gọi là Automatic Transfer Switch ) là thiết bị chuyển nguồn điện tự động đáng tin cậy và được sử dụng phổ biến ở nơi có mạng lưới điện hạ thế. ATS có nhiệm vụ đảm bảo liên tục cung cấp điện cho các phụ tải tại các cơ quan, đơn vị quan trọng như nhà máy, bệnh viện, trường học, sân bay, trung tâm dữ liệu…

Trong bài viết dưới đây, Thiết bị điện Haky sẽ gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về bộ chuyển nguồn tự động ATS.

Bộ ATS là hệ thống chuyển nguồn điện tự động
Bộ ATS là hệ thống chuyển nguồn điện tự động

I. Tìm hiểu về bộ chuyển nguồn tự động ATS

Bộ chuyển nguồn tự động ATS hay còn được gọi là bộ chuyển mạch tự động, là một thiết bị chuyển mạch kết hợp sử dụng cùng với máy phát điện diesel. Khi dùng ATS, nguồn điện và máy phát điện sẽ tự động chuyển đổi. Chính vì thế, thiết bị này thường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bị mất điện đột ngột.

II. Các loại hệ thống tủ điện ATS 

Có nhiều loại tủ điện ATS như: 100A, 200A, 250A, 400A
Có nhiều loại tủ điện ATS như: 100A, 200A, 250A, 400A

Hiện nay, một số loại tủ điện ATS được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Tủ điện ATS chỉ có một nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng: Thiết bị này được dùng khá phổ biến trong các chung cư, tòa nhà cao ốc hay nhà máy sản xuất.
  • Tủ điện ATS gồm hai nguồn điện lưới chính và một nguồn máy phát điện dự phòng: đối với loại này thì thường được dùng để lắp đặt và sử dụng tại các khu công nghiệp lớn bởi hệ thống điện lưới ở đây luôn phải có hai nguồn điện độc lập luân phiên nhau để hoạt động và bảo trì
  • Tủ điện ATS gồm một nguồn điện lưới và hai nguồn máy phát điện dự phòng
  • Bên cạnh đó, hệ thống tủ điện ATS cũng được phân loại theo công suất hoạt động như: 100A, 200A, 250A, 400A và chủ yếu sử dụng khởi động từ
  • Hệ thống tủ ATS lớn với công suất khoảng 800A đến hàng ngàn Ampe thì được sử dụng cho máy cắt khí

III. Tủ điện điều khiển ATS quan trọng như thế nào?

Đối với các công tắc chuyển mạch, dù được thiết kế và sản xuất thủ công hay tự động thì đây đều là những thiết bị bắt buộc phải có trong hệ thống máy phát điện theo yêu cầu, quy định ở mọi quốc gia. Khi thiết kế công tắc chuyển mạch, nhà sản xuất cần đảm bảo tránh các yếu tố dưới đây:

  • Không để nguồn điện lưới tiếp xúc với máy phát điện để ngăn chặn tình trạng cháy nổ
  • Khi máy phát điện bị lỗi, tuyệt đối không để máy tiếp tục phát điện mà chưa qua kiểm tra hay sửa chữa, bởi nếu như vậy sẽ tạo ra nguy hiểm rất lớn đối với tính mạng của nhân viên hay kỹ sư điện

Dù là công tắc được thiết kế thủ công hay tự động thì khi ứng dụng vào thực tế, chúng đều thực hiện cùng một chức năng. Tuy nhiên, đối với bộ chuyển nguồn tự động ATS, quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và hạn chế tình trạng mất điện.

>>> TỦ ĐIỆN HẠ THẾ LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI TỦ ĐIỆN HẠ THẾ?

IV. Bộ chuyển nguồn tự động ATS hoạt động như thế nào?

Bộ ATS gồm: loại có tích hợp phát hiện nguồn điện và loại không tích hợp
Bộ ATS gồm: loại có tích hợp phát hiện nguồn điện và loại không tích hợp

Hiện nay trên thị trường có hai loại bộ chuyển nguồn tự động ATS bao gồm: loại có thể phát hiện nguồn điện tích hợp và loại không thể phát hiện nguồn điện. Về cấu tạo và hoạt động của hai loại bộ chuyển nguồn này đều có sự khác biệt đáng kể.

1. Bộ chuyển nguồn tự động ATS có tích hợp phát hiện nguồn

Loại bảng chuyển nguồn này được thiết kế tích hợp tính năng phát hiện nguồn điện nên chúng có khả năng theo dõi sự hoạt động của điện lưới. Trong trường hợp có sự cố bất ngờ về nguồn điện xảy ra, thiết bị này sẽ tự động ngắt kết nối ra ngoài nguồn điện.

Đồng thời, bộ chuyển nguồn tự động ATS có tích hợp phát hiện nguồn này sẽ gửi tín hiệu đến máy phát điện để thực hiện chức năng khởi động và cung cấp nguồn điện cho toàn hệ thống. Nhờ đó, sẽ hạn chế tình trạng mất điện làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của toàn bộ máy móc, thiết bị.

2. Bộ chuyển nguồn tự động ATS không cần phát hiện nguồn

Với bộ chuyển nguồn tự động ATS này sẽ không có tính năng phát hiện nguồn. Chính vì thế, khi có sự cố về nguồn điện, bảng thiết bị sẽ thực hiện ngắt kết nối ra khỏi nguồn điện. Đồng thời, máy phát điện sẽ tự khởi động và truyền tín hiện để ATS khởi động. Khi nhận được tín hiệu từ máy phát điện, bộ ATS sẽ tiến hành chuyển thành nguồn cung cấp điện để máy phát điện để hoạt động.

>>> TỦ CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG TIÊU CHUẨN – CHẤT LƯỢNG & GIÁ TỐT NHẤT

V. Ưu và nhược điểm của bộ chuyển đổi ATS

1. Ưu và nhược điểm của bộ ATS tự động

Bộ ATS tự động có ưu điểm tiết kiệm thời gian bởi thiết bị có khả năng tự chuyển đổi nguồn điện
Bộ ATS tự động có ưu điểm tiết kiệm thời gian bởi thiết bị có khả năng tự chuyển đổi nguồn điện

Ưu điểm:

  • Không cần tự chuyển đổi nguồn điện nếu có sự cố lỗi về nguồn điện xảy ra, bởi tất cả đều được thiết lập hoạt động một cách tự động
  • Không cần khởi động trình từ theo cách thủ công khi bị mất điện
  • Có thể tự động khởi động nguồn điện dự phòng kể cả khi máy phát điện không ở gần
  • Tiết kiệm thời gian trong quá trình xử lý sự cố lỗi tại nguồn điện, nhờ đó hạn chế các thiệt hại về thiết bị, máy móc trong sản xuất

Nhược điểm: 

  • Giá thành cao bởi thiết bị này đòi hỏi chi phí đầu tư về thiết kế và sản xuất lớn. Do đó, người dùng nên cân nhắc, tính toán kỹ trước khi lựa chọn

2. Ưu và nhược điểm của bộ ATS thủ công

Bộ ATS có nhược điểm chính là cần phải có sự có mặt của con người nếu gặp sự cố điện
Bộ ATS có nhược điểm chính là cần phải có sự có mặt của con người nếu gặp sự cố điện

Ưu điểm:

  • Bảng ATS giúp tiết kiệm tối ưu chi phí đầu tư
  • Không cần sử dụng cáp điều khiển bởi thiết bị này chỉ cần sử dụng cáp cấp điện

​Nhược điểm: 

  • Việc sử dụng bảng điều khiển bằng thủ công sẽ cần tham gia của con người để  đóng – ngắt máy phát điện trong trường hợp có sự cố điện xảy ra. Tức là khi sử dụng bộ ATS thủ công, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn, đặc biệt là nó còn có thể gây bất lợi và rủi ro tiềm tàng nếu bạn không có mặt ở nhà khi sự cố xảy ra.

VI. Các chức năng của bộ ATS

  • Bảo vệ máy phát điện, do có thời gian trễ giữa việc cắt nguồn máy phát và đóng nguồn điện lưới
  • Bảo vệ phụ tải, bởi nguồn điện lưới được bộ ATS kiểm tra và khi nào đảm bảo an toàn mới đóng điện lưới cho tải
  • Tự động truyền tín hiệu đến máy phát điện và khởi động máy khi phát hiện: mất pha, điện lưới mất hoàn toàn hoặc điện áp thấp hơn giá trị cho phép
  • Thời gian chuyển đổi nguồn của máy phát điện có thể tùy chọn, nhưng phải lớn hơn 5 giây để đảm bảo nguồn điện của máy phát ổn định
  • Khi điện lưới trở về trạng thái ổn định, bộ ATS sẽ chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Trong trường hợp này, máy sẽ tự động tắt sau khi thực hiện quá trình làm mát trong khoảng 1 – 2 phút
  • Có khả năng tự động vận hành hoặc bằng nhân công
  • Có thể tùy ý điều chỉnh khoảng thời gian chuyển mạch
  • Có trang bị hệ thống đèn chỉ thị

>>> CÁC LOẠI TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN: PHÂN LOẠI & CHỨC NĂNG TỪNG LOẠI

VII. Lưu ý khi chọn mua bộ ATS chất lượng

Khi mua bộ ATS, cần quan tâm đến hệ thống tự ngắt mạch động lực của nguồn điện để đảm bảo an toàn khi nguồn điện lưới có lỗi
Khi mua bộ ATS, cần quan tâm đến hệ thống tự ngắt mạch động lực của nguồn điện để đảm bảo an toàn khi nguồn điện lưới có lỗi

Khi chọn mua bộ ATS, bạn cần chú ý một số yêu cầu cho sản phẩm chất lượng như sau:

  • Có thể tự động ngắt mạch động lực của nguồn điện lưới và tự khởi động máy phát điện nếu nguồn điện lưới bị lỗi 
  • Tự động đóng MC nguồn điện của máy phát cho tải khi máy đã hoạt động ổn định
  • Tự động dừng máy phát và đóng mạch động lực nguồn điện lưới để cấp điện cho tải trong trường hợp nguồn điện lưới hoạt động trở lại và đảm bảo chất lượng
  • Khi máy phát điện có sự cố như: áp suất dầu bôi trơn trở nên thấp hơn so với tiêu chuẩn và nhiệt độ nước làm mát cao hơn mức độ cho phép, thiết bị ATS phải đảm bảo có thể tự động dừng máy phát
  • Các xung điều khiển thiết bị phải có độ rộng xung phù hợp và cách nhau một khoảng thời gian để ắc quy tự hồi phục dung lượng 
  • Các xung điều khiển thiết bị phải có độ rộng xung phù hợp 

VIII. Đơn vị nào cung cấp tủ điện ATS uy tín tại Việt Nam?

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp bộ chuyển đổi nguồn điện ATS với đa dạng các mức giá khác nhau. Do đó, khi cần mua bộ ATS, bạn nên đến các cửa hàng phân phối sản phẩm chính hãng để tránh mua phải sản phẩm chất lượng kém, không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.  

Nếu bạn có nhu cầu mua bộ chuyển đổi nguồn điện ATS thì có thể đến cửa hàng của Thiết bị điện Haky. Đơn vị tự hào là công ty đi đầu về lĩnh vực sản xuất cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật về hệ thống cơ điện. Chính vì thế, khách hàng có thể yên tâm khi mua bộ ATS tại Haky với chế độ bảo hành dài hạn từ 12 – 18 tháng mà không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Tóm lại, Thiết bị điện Haky hy vọng qua bài viết này, khách hàng sẽ nắm được phần nào về chức năng, ưu nhược điểm của bộ chuyển đổi nguồn điện ATS. Nếu còn thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Thiết bị điện Haky theo website thietbidienhaky.com hoặc 0932.398.236 để được tư vấn kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *